Thứ sáu, 03/03/2023 | 10:48

Đọc sách "Cưỡi thuyền ngược gió"

Tên của cuốn sách là “Cưỡi thuyền ngược gió”, nhưng tất cả những gì tác giả Nobuyuki Takahashi dẫn dắt bạn đi qua những trang sách lại là những việc rất đương nhiên bạn phải cần phải làm, khi đảm nhiệm các vị trí có nhiệm vụ “sáng tạo” trong công ty.

Tên của cuốn sách là “Cưỡi thuyền ngược gió”, nhưng tất cả những gì tác giả Nobuyuki Takahashi dẫn dắt bạn đi qua những trang sách lại là những việc rất đương nhiên bạn phải cần phải làm, khi đảm nhiệm các vị trí có nhiệm vụ “sáng tạo” trong công ty.

Các bạn làm Marketing luôn cần quy trình sáng tạo để đưa ra các chương trình marcom ngày một đổi mới và hữu ích cho người dùng hơn. Và nếu như thông tin là nền tảng phân tích thì thông tin cũng chính là một đầu ra của quá trình sáng tạo Marcom. Giữa một thời đại nhiễu loạn thông tin và những quy trình mua bán online đang có quá nhiều lỗ hổng, thuật ngữ “thông tin có giá trị” được tác giả nhắc đến như một bí kíp sản xuất nội dung cần được chú ý trong sổ tay của dân Marcom.

Ở góc độ người đọc và làm nghề, tôi nhận thấy vấn đề này rất rất cần được thay đổi trong lĩnh vực sản xuất nội dung cho SMEs và Start up ở Việt Nam. Cuộc chạy đua viral clip + KPIs đã biến các kênh social dường như chỉ là cửa hàng online của các thương hiệu/ doanh nghiệp mà chưa khai thác hết tối đa giá trị của các kênh này ở khía cạnh xây dựng thương hiệu. Những THÔNG TIN GIÁ TRỊ của doanh nghiệp/ sản phẩm rất hiếm khi được tìm thấy, đặc biệt là trên facebook hoặc youtube hoặc vẫn chưa có được sự đầu tư thỏa đáng.

Các Copywriter mới vào nghề, sẽ học được cách thiết lập quy trình sáng tạo, kỹ năng để có tư duy sáng tạo. Vấn đề mà tất cả các sách Marketing trên thế giới đều nhắc đến rất nhiều: Thông tin là nền tảng cốt lõi của mọi ý tưởng. Điều này khác hoàn toàn với sáng tạo nghệ thuật. Để sáng tạo cho doanh nghiệp, bạn chỉ có thể đưa ra những ý tưởng mới phù hợp và khả thi thực hiện khi đó là kết quả của quá trình tổng hợp và phân tích thông tin chủ động. Những số liệu đầu vào của xã hội, xu hướng, ngành, hành trình mua, thói quen mua, nhu cầu mua, lý do mua, khả năng mua của khách hàng và đặc biệt là những trải nghiệm thực tế với insight khách hàng theo hướng cá nhân hóa sẽ chính là những thông tin để bạn phân tích xem nên chú trọng tới điều gì khi sáng tạo các thông điệp mới cho công ty/ sản phẩm.

Các bạn Start up đọc cuốn sách này sẽ có thêm động lực để đẩy việc sáng tạo lên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cải tiến dịch vụ, tạo ra sức hút trong từng điểm chạm, chứ không phải chỉ lo đổ tiền chạy digital Marketing và gọi việc làm viral Clip là cách duy nhất để chúng ta thể hiện sự sáng tạo của mình.

Cuốn sách nói về quy trình sáng tạo với những minh họa đơn giản và dễ hiểu nhất, cách dẫn dắt cũng vậy. Các bạn yêu thích và “phải lòng” món Marcom nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu có thể học được rất nhiều từ cuốn sách này. Đơn giản thì sẽ dễ áp dụng. Chỉ 4 bước với 4 từ khóa thôi:

-->BIẾT (Thông tin)
--->SUY NGHĨ (Phân tích)
---->SÁNG TẠO (Đưa ra các ý tưởng/ giải pháp)
----->HÀNH ĐỘNG (Biến các ý tưởng thành kế hoạch có khả năng thực thi).

Có khả năng thực thi rất quan trọng. Dù ý tưởng của bạn bay bổng và hay đến mấy mà vượt quá khả năng tài chính, nguồn lực triển khai và mức độ đáp ứng qua các điểm chạm của doanh nghiệp/ sản phẩm, dịch vụ, thì sự sáng tạo cũng chỉ để ngắm thôi. Mà muốn có khả năng thực thi, thì lại phải quay lại bài toán đầu tiên: BIẾT (Thông tin). Thông tin tốt, đủ, đúng là yếu tố cốt lõi quyết định khả năng phân tích (tư duy suy nghĩ dựa trên các lý thuyết và trải nghiệm thực tế, chứ không phải là cảm tính kiểu em nghĩ thế).

Kawa Nguyen

Bài liên quan

Bài liên quan