Chúng ta đều đã biết tầm quan trọng của ngành công nghiệp sản xuất trong nền kinh tế của một quốc gia. Tổ chức Thương mại Thế giới đã phân loại 80% hoạt động thương mại toàn cầu là hàng hóa được chế tạo, so với 20% đối với dịch vụ. Sự ra đời của công nghiệp 4.0, cũng đồng nghĩa với việc nhiều nhà sản xuất đang ngày càng áp dụng tự động hóa và các công nghệ mới để làm cho máy móc của họ thông minh hơn. Và 4.0 khiến các nhà sản xuất phải đặt sự đổi mới, cải tiến lên hàng đầu. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều nền kinh tế trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) là đối thủ mạnh mẽ trong cuộc đua cạnh tranh để trở thành trung tâm sản xuất thế hệ mới của thế giới.
Trung Quốc đã từng được coi là một siêu cường về sản xuất giá rẻ với các mặt hàng giá trị thấp cung cấp cho thế giới, từ thực phẩm đến may mặc, trong suốt 20 năm qua. Hiện nay, đất nước này đang chuyển sang sản xuất có giá trị cao, bỏ lại một khoảng trống thị phần cho việc sản xuất chi phí thấp. Ấn Độ, với thị trường nội địa khổng lồ 1,2 tỷ người tiêu dùng, một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp đại học và kỹ sư cùng môi trường chính sách thân thiện, có tiềm năng trở thành một trung tâm kinh tế mạnh trong tương lai của khu vực này.
Các nền kinh tế tiên tiến như Úc, Nhật, Hàn Quốc và Singapore đã nổi tiếng trong kinh doanh sản xuất các sản phẩm phức tạp, sáng tạo cao. Trong thời gian ngắn hạn, Singapore đã duy trì tăng trưởng sản xuất mạnh mẽ trong 13 tháng qua, vẽ ra một bức tranh sáng cho nền kinh tế trong tương lai. Thái Lan cũng giữ được vị trí vững chắc trong sản xuất có giá trị cao, có được sản xuất ổn định trong ngành công nghiệp ô tô, điện tử, thực phẩm và hóa chất. Ngành sản xuất của Indonesia tiếp tục đóng góp lớn nhất cho GDP của quốc gia này, bất chấp sự sụt giảm trong ba năm qua.
Mặc dù các nước APAC đang ở những giai đoạn khác nhau của cuộc chuyển đổi số, tất cả họ đều quan tâm đến việc áp dụng công nghệ để thúc đẩy các ngành sản xuất tương ứng.
Ngành công nghiệp 4.0 đang làm mọi thứ chuyển mình đi lên.
Một điểm quan trọng trong xu hướng phát triển của khu vực này là sự gia tăng của các nhà máy thông minh giúp nhà sản xuất có thể nhìn thấy được hoạt động của họ ở mọi giai đoạn của quá trình sản xuất.
Khả năng hiển thị hàng hoá ở mọi giai đoạn sản xuất cũng như tình trạng tài sản của các nhà sản xuất sẽ được triển khai thông qua các dịch vụ tiên phong và linh hoạt để giảm thiểu sự lãng phí thời gian. Ngoài ra, sự gia tăng hoạt động hiển thị sẽ cho phép các nhà sản xuất đảm bảo rằng công nhân của họ được đánh giá và tối ưu hóa năng suất triệt để trong nhà máy. Với công nghệ thông minh, các nhà máy thông minh có thể đảm bảo rằng quy định của doanh nghiệp và sự tuân thủ quy trình được đáp ứng trong suốt chu trình sản xuất. Điều này còn đảm bảo các nhà máy thông minh được tăng cường hơn sự an ninh và an toàn.
Để thực hiện được những điều trên, nhân viên và mặt bằng nhà máy sẽ được trang bị nhiều công nghệ như công nghệ đeo trên người, kết nối Internet (IoT), giải pháp nhận dạng tần số vô tuyến (Radio Frequency Identification - RFID) và hệ thống định vị thời gian thực (RTLS). Tất cả giúp cho nhà sản xuất có được góc nhìn trên mọi khía cạnh của hoạt động của họ - bao gồm hàng hoá, tài sản và quy trình. Ước tính số lượng các nhà sản xuất trong khu vực được trang bị kết nối hoàn toàn trong các nhà máy sẽ tăng gần gấp ba trong 5 năm tới, đạt 46% vào năm 2022, vượt xa mức trung bình trên toàn thế giới.
Áp dụng công nghệ là một điều bắt buộc.
Nhiều chuyên gia đầu ngành và các nhà kinh tế học đã khẳng định - tự động hóa và người máy sẽ dần dần thay thế các công việc có kỹ năng thấp trong các nhà máy. Các nhà sản xuất sẽ sớm triển khai công nghệ mới và bắt đầu đào tạo lại công nhân, quá trình cắt giảm sẽ được tiến hành sau đó.
Trong các nhà máy rộng lớn và bận rộn ngày nay, thật khó khăn khi tiến hành công việc một cách thông thường mà không chú ý đến các vấn đề của quy trình như: tiến hành chậm, không hiệu quả, nhầm lẫn. Ngày càng có nhiều công nhân nhà máy đang chuyển đổi các nhiệm vụ của họ cho các trợ thủ công nghệ. Cuộc khảo sát của Zebra cho thấy vào năm 2022, 72% các nhà máy sẽ trang bị cho công nhân của họ các công nghệ di động như máy tính cầm tay, máy in và máy quét. Các thiết bị di động này có thể giúp nhân viên tìm kiếm và ghi lại thông tin cũng như tạo ra và nhập tem nhãn sản phẩm.
Nhận dạng tần số vô tuyến điện (Radio-frequency Identification – RFI)
RFID, một kiểu đồng dạng với công nghệ mã vạch và là một nền tảng xây dựng cho IoT, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối các nhà máy từ điểm này sang điểm khác, từ góc này sang góc khác bằng cách gán cho hàng hoá một tiếng nói/âm thanh số (digital voice) và cho phép người quản lý được "nghe" và do đó có thể theo dõi thời gian thực của hành trình vận chuyển.
Một thẻ RFID có thể chứa nhiều thông tin hơn những gì được in trên palet truyền thống, bao gồm hướng dẫn chi tiết công việc, hóa đơn và số theo dõi, giúp người lao động di chuyển tốt hơn hàng hoá thông qua một dây chuyền sản xuất. Ngày nay, RFID được sử dụng để cải thiện đáng kể tính chính xác và truy xuất nguồn gốc của một mặt hàng. Đến năm 2022, chỉ còn 9 phần trăm các nhà máy là không có RFID.
Hệ thống định vị vị trí thời gian thực (Real-time Location System – RTLS)
Cuối cùng, RTLS cũng đang trở nên phổ biến trong các nhà máy sản xuất. Điều này không có gì bất ngờ vì lợi ích của RTLS. RTLS bao gồm một số công nghệ nhận dạng tự động sử dụng tín hiệu không dây để xác định vị trí chính xác của tài sản được gắn thẻ hoặc nhân viên. RTLS bao gồm "kích hoạt" các thẻ transponder truyền tín hiệu tầm xa theo khoảng thời gian đều đặn, các cảm biến vị trí nhận và xử lý tín hiệu thẻ và một thiết bị định vị thu thập và tương quan dữ liệu. Các giải pháp này đơn giản hóa việc quản lý tài sản và cho phép các hoạt động tìm kiếm các sản phẩm chỉ trong vài giây so với hàng giờ khi sử dụng quy trình thủ công.
Trước đây, các nhà sản xuất chỉ theo dõi các sản phẩm của họ ở giai đoạn nguyên liệu đầu vào và hàng hóa đầu ra của quá trình, dẫn đến rất khó khăn để xác định chính xác nguồn gốc của một vấn đề chất lượng xảy ra. Điều này đã góp phần vào việc tăng các khoản chi phí không cần thiết để khắc phục sự cố.
RTLS được giải quyết bằng cách chiếu sáng quy trình các góc khuất sản xuất và giám sát các vấn đề về chất lượng. Cho dù việc theo dõi đó thông qua một chuỗi cung ứng, tối ưu hóa việc hoàn thành sản xuất hay cung cấp truy xuất nguồn tài nguyên trên diện rộng, RTLS cung cấp khả năng hiển thị liên tục.
Đó không phải là lợi ích duy nhất. Các nhà sản xuất cũng có thể triển khai RTLS để thu thập dữ liệu quan trọng về các tài sản bao gồm vị trí, giai đoạn và điều kiện để có được những hiểu biết có thể thực hiện được mà nhà quản lý nhà máy có thể đưa ra các quyết định kinh doanh tốt hơn. Những dữ liệu này cũng có thể được gửi nhanh đến các nhà cung cấp nội bộ và bên ngoài, do đó họ có thể đáp ứng yêu cầu tồn kho (sản xuất) hoặc biến động về nhu cầu nhanh chóng. Đối với nhiều doanh nghiệp, kiến thức là sức mạnh, và nó mang lại hiệu quả, năng suất, an toàn và lợi nhuận. RTLS cung cấp kiến thức này bằng cách cung cấp tầm nhìn chính xác về chuỗi cung ứng tài sản quan trọng, đó là lý do tại sao đến năm 2022, hơn 55% các nhà máy sẽ được trang bị RTLS.
Kết luận
Sản xuất không còn chỉ đơn giản là làm mọi thứ. Nó sẽ có nghĩa là khả năng làm ra những thứ chất lượng cao trong thời điểm chính xác khi cần thiết - và thậm chí là rất cần thiết (với in 3D chẳng hạn). Các nhà sản xuất cũng cần ngày càng đa dạng hóa các biến thể của sản phẩm, điều này làm tăng thêm sự phức tạp trong sản xuất. Với xu hướng như di động, robotics, tự động hóa, và IoT, cuộc cạnh tranh đang nóng lên trong ngành công nghiệp sản xuất.
Đến năm 2022, một nửa trong số các nhà sản xuất ở Châu Á sẽ có các nhà máy thông minh, so với một phần ba là trung bình toàn cầu. Bạn đã sẵn sàng để làm cho nhà máy của mình lớn lên bằng cách chuyển hoạt động của bạn thành một doanh nghiệp thông minh, hoặc bạn sẽ chọn để ở lại phía sau?
Nguyễn Văn Toàn
Biên dịch từ tạp chí Logistics Insight Asia của tác giả Jason Low
Ảnh: Internet
* Bài đăng trên Tạp chí Nhịp sống số - số Tết - 2019