Câu hỏi 1:
Làm thế nào để có thể sản xuất được nhiều content mà không bị cũ, lặp, nhàm chán
Trả lời:
Khai thác các giá trị cốt lõi của thương hiệu sản phẩm/ dịch vụ, tiếp cận từ nhiều góc nhìn tham chiếu về sản phẩm, dịch vụ đó: Nhu cầu của khách hàng, xu hướng người dùng, thậm chí là ảnh hưởng của thời tiết, bệnh dịch, tin tức về ngành, lịch sử nhãn, chuyên gia, nhân vật truyền cảm hứng abc.
Câu 2:
Nhưng sản phẩm chỉ có 1 hoặc ít và hầu như không thay đổi nhiều về mặt bản chất, công dụng, tính năng. Có chăng thỉnh thoảng thay đổi về nhận diện, thêm bớt chi tiết này kia, nói cho sang miệng nhưng vẫn chỉ là nó như vốn có. Làm sao để content không bị cũ, lặp, nhàm chán sau khi đã khai thác hết các giá trị mới phát sinh?
Trả lời:
Thì phải tự mình tìm ra các giá trị mới hơn của sản phẩm/dịch vụ xét từ góc nhìn/ nghiên cứu mới từ người dùng, xu hướng abc…
Câu 3:
Thế phải làm sao để tìm ra các giá trị mới hơn khi mà sản phẩm dịch vụ vẫn không có gì mới hơn thêm nữa?
Trả lời:
Thì phải mở rộng các góc tiếp cận hiện tại để tìm ra các hướng khai thác mới từ sự kết hợp các góc tiếp cận đã có. A là A, B là B. Nhưng A + B thì đã là một câu chuyện khác rồi.
Câu 4:
Thế phải làm sao để tìm ra các góc tiếp cận ấy?
Trả lời:
À thì phải biết kiến thức nền tảng về Branding, Marketing, Communcation, Customer Journey - Hành trình khách hàng, Brand Touch Point - Điểm chạm thương hiệu, CX - Trải nghiệm khách hàng…. Rồi còn phải biết thêm cả các Tips tận dụng các nguồn thông tin, dữ liệu, nghiên cứu để biến tất cả thành nguyên liệu của mình. Rồi chế biến các món content dựa trên các nguyên liệu đó. Thỉnh thoảng cho thêm chút gia vị của thời sự, thời cuộc ví dụ như bệnh tật, thời tiết, tình yêu, tình báo, hôn nhân gia đình, sáng tạo các thứ….nhưng đừng tối tạo kiểu làm hỏng định vị thương hiệu là được.
Câu 5:
Thế phải làm sao để vừa biết kiến thức nền vừa biết các Tips ấy?
Trả lời:
À thì… Phải học thôi!
Kawa Nguyễn