Thứ sáu, 03/03/2023 | 00:58

Note học được từ bộ phim HOT HIT Hạ cánh nơi anh

Bộ phim "Hạ cánh nơi anh" - Crash Landing on you làm mưa gió trên truyền hình toàn châu Á đầu năm 2020 có điều gì để những mầm non Marcom học được sau khi mê mẩn vì anh đại úy và chị đẹp. Xin đăng lại 1 note tác giả đã viết trên facebook cá nhân để các bạn trẻ marcom tham khảo.

Bài 1: Checklist TRƯỚC - TRONG - SAU sự kiện.
Sự kiện ở đây được hiểu là thời gian bắt đầu tính từ lúc phim chính thức lên sóng – tập 1 đến tập cuối.
Trước khi phim lên sóng, hàng loạt các sự kiện ra mắt, giới thiệu phim đã được tổ chức để nhằm đánh động dân tình. Toàn bộ dữ liệu hình ảnh, nội dung của các sự kiện này được dùng để truyền thông trong suốt thời gian phim diễn ra, làm thỏa cơn khát tìm kiếm của các con giời bị phải lòng anh Đại úy và chị đẹp ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Chiến thuật tung phim vào các ngày cuối tuần cũng giúp cho việc tìm kiếm trở nên hiệu quả hơn. Chứ chiếu liền tù tì một tuần liền chắc không câu view được khủng như vậy.
Trong suốt hành trình xem phim, các fan còn được xem các clip giao lưu, tương tác trực tuyến của cặp đôi để giữ nhịp độ tưởng bở về phim giả tình thật trong tim khán giả.
Đến lúc các bạn xem đến tập cuối rồi vẫn bị cuốn vào cuộc rượt đuổi hình ảnh của các nhân vật trong phim ngoài đời thật. Màn tiệc kết thúc phim lại tạo ra dữ liệu để tăng thêm độ nóng và nâng rating của tập cuối lên cao kỷ lục.

Rồi sau sự kiện, lại là một loạt các màn tung ảnh, tung clip sự kiện kết thúc abc các kiểu. Nói chung các fan đã được truyền thông đáp ứng nhu cầu thông tin tới tận chân công trình. Trong suốt cả sự kiện chính là bộ phim thì các kênh mạng xã hội đã làm rất tốt việc trở thành nơi nuôi dưỡng, đẩy thuyền cho tình cảm của fan với anh chị đẹp mới đúng chứ làm gì mà fan giúp đẩy thuyền anh chị đẹp được. --> Chúng ta học được điều gì?

Khi tổ chức sự kiện thì cần cân đối ngân sách và nhân sự để có thể khai thác hết các kênh để viral và truyền thông cho sự kiện theo đúng các bước trước, trong và sau sự kiện. Mọi người thường hay chỉ tập trung vào bước 1. Bỏ qua bước trong vì lúc đó dường như đều bị cuốn vào flow của sự kiện chính rồi, kết thúc xong thì hỉ hả vì thành công nên dễ hời hợt cho bước sau. Còn nữa. Không phải chỉ là cứ quay, chụp rồi up up là được nha. Phải có kịch bản nội dung đã chuẩn bị trước cho mọi bước này nha. Đến lúc có hình thì up theo content chứ không phải chỉ làm việc kiểu đưa tin hiện trường là xong đâu ạ. Bài 2: Nghệ thuật kể chuyện hậu trường
Trong suốt quá trình chiếu phim, nhà đài bắt đầu sử dụng các kênh mạng xã hội để tung clip hậu trường. Có ai mà tin hậu trường là diễn. Nhưng nếu xâu chuỗi lại tất cả các clip hậu trường thì có vẻ như biên kịch đã nhúng tay vào không ít trong việc xào xáo dựng băng chăng? Thực ra khoan hãy bàn thật – giả.
---> Thật cũng được mà giả cũng được, nhưng cái chính là ta học được gì?
Bài này mình đã nói nhiều trong các nội dung giảng dạy và note về Brand Story Doing. Nghĩa là mọi hoạt động trong quá trình chúng ta làm việc đều trở chất liệu để làm truyền thông. Ví dụ như nếu nhãn hàng của bạn là nhãn mỹ phẩm, thì các hoạt động nghiên cứu, sản xuất của bạn cũng cần được quay, chụp thật đẹp, có thông tin để làm chất liệu kể chuyện cho công chúng, khách hàng về các chữ P trong Marketing như Product, Process, People. Khi nhãn hàng của bạn quay TVC quảng cáo hoặc làm phim ca nhạc để tăng nhận diện thì ngay cả các cảnh behind the scene về khâu chuẩn bị ý tưởng, khâu sản xuất cũng trở thành một câu chuyện để bạn có thể kể cho khách hàng về sự đầu tư của bạn cho hình ảnh của thương hiệu. Nếu có thể kể với phong cách hài hước, gây sốt như anh Đại Úy và Chị đẹp thì trình độ biên kịch của bạn có thể sản xuất luôn được phim truyền hình hot hit rồi ấy chứ. Ahihi. Đùa thôi nhưng cái này là nghiêm túc đó thưa các bạn marcom. Đừng chỉ nghĩ là thuê Agency rồi quẳng tất cho họ và mình đi care là xong. Mình cũng đồ nghề để sẵn sàng kể lại câu chuyện của team Marketing trong một show nội bộ nào đó, cũng có giá phết đó. Phần lớn mọi người có mang theo đồ nghề hoặc quay lại bằng điện thoại nhưng ít khi nghĩ tới các trường hợp sẽ sử dụng nó làm sao cho khai thác hết tần suất và giá trị nội dung của dữ liệu.

Bài 3: Cá nhân hóa khách hàng trong từng sản phẩm
Các fangirl nếu để ý sẽ thấy loạt sản phẩm chị đẹp làm tặng các chị hàng xóm trong thôn ở tập cuối. Toàn bộ đều là hàng mang dấu ấn cá nhân, bao bì được thiết kế để khách hàng nhìn thấy hình ảnh của chính mình trong đó. Sản phẩm được thiết kế và làm ra để cho chính họ, riêng họ chứ không phải số đông. Nào đã liên tưởng thấy bài toán gì cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, bao bì, nhận diện chưa, nhất là các bạn làm mỹ phẩm, thời trang… Quan tâm tới từng nhu cầu của khách hàng sẽ đặt ra cho chúng ta nhiều công việc hơn. Và mỗi khách hàng bây giờ là cần được một thương hiệu phục vụ chứ không phải chỉ là một thương hiệu phục vụ nhiều khách hàng nữa.

Kawa Nguyen

Ảnh sử dụng trong bài: Internet

Brandingvscopywriting, Marcom, PR, Advertising, AI, Enterprize, Marketing, Trí tuệ nhân tạo, Internet of things, Digital Transformation, Kawa Nguyen, Toan Nguyen Van

Từ khóa: Marcom Tin tổng hợp

Bài liên quan

Bài liên quan